Tiếp địa điện, điện nhẹ cho nhà ở và công trình dự án

Tiếp địa điện, điện nhẹ cho công trình là gì? Vì sao các thiết bị điện trong nhà bị rò điện và gây giật điện cho người sử dụng, rồi gây giật khi lỡ tay chạm vào vỏ kim loại của thiết bị? Hệ thống tiếp địa có cần thiết trong đời sống con người? Đầu tư hệ thống tiếp địa hết bao nhiêu tiền? Phân loại hệ thống tiếp địa trong thực tế như thế nào? Có cần thiết phải lắp đặt hệ thống tiếp địa? Vì sao ổ điện trong các công trình dự án đẳng cấp và đạt chuẩn là loại 3 chấu, trong khi nhà ở gia đình chỉ có 2 chấu?

Hệ thống tiếp địa là gì?

Nói đơn giản dễ hiểu: Hệ thống tiếp địa là hệ thống nối đất cho các hạ tầng cơ điện, máy móc và thiết bị liên quan đến việc sử dụng điện.

Nó là hệ thống dẫn các dòng điện không mong muốn thoát xuống đất, không gây giật điện cho người sử dụng, không gây nhiễu từ cho thiết bị nhạy cảm với dòng điện, đảm bảo an toàn cho máy móc thiết bị và tính mạng con người.

Phân loại hệ thống tiếp địa

Phân loại theo chức năng thì hệ thống tiếp địa chia làm 2 loại: Tiếp địa an toàntiếp địa làm việc.

+ Tiếp địa làm việc chính là tiếp địa nối điểm trung tính máy biến áp đầu nguồn hạ áp lưới điện 3 pha.

+ Tiếp địa an toàn là tiếp địa cho hệ thống chống sét, tiếp địa cho hệ điện, tiếp địa cho hệ điện nhẹ.

Trong phạm trù bài viết này, chúng ta chỉ đi xét đến 2 loại: hệ thống tiếp địa điện và hệ thống tiếp địa điện nhẹ. Phần tiếp địa làm việc liên quan đến trung tính của lưới điện 3 pha và phần tiếp địa cho hệ thống chống sét sẽ nói ở bài viết có link bên dưới:

CHI TIẾT TIẾP ĐỊA LÀM VIỆC VÀ TIẾP ĐỊA CHO HỆ THỐNG CHỐNG SÉT:

Về tiếp địa hệ thống điện và tiếp địa hệ thống điện nhẹ

  1. Tiếp địa Hệ thống điện: hệ thống này dành cho các thiết bị điện trong nhà và công trình: tủ điện chính, tủ điện phân phối, các thiết bị điện như ổ cắm, bình đun nước, máy tính, máy sấy, tủ lạnh, bình nước nóng trong nhà tắm, máy điều hòa không khí, máy khoan, máy cắt,…
  2. Hệ thống tiếp địa điện nhẹ: hệ thống này dành cho các thiết bị điện nhẹ, các thiết bị nhạy cảm với dòng điện: thiết bị trong hệ thống mạng Internet, Camera quan sát, thiết bị truyền hình, thiết bị âm thanh, hệ thống điều khiển căn hộ thông minh, báo động, chống trộm, cảm biến…

Chi tiết Tiếp địa Hệ thống điện:

Chi tiết Tiếp địa Hệ thống điện nhẹ:

Vì sao phải lắp đặt hệ thống tiếp địa đối với hệ thống điện và điện nhẹ?

Trong quá trình sử dụng, các thiết bị điện sẽ bị rò điện, có thể do ẩm ướt như bình đun nước, máy nước nóng, máy tính, tủ lạnh, máy bơm nước…, hoặc do động cơ hoạt động tạo ra từ trường, rồi từ trường biến thiên sẽ tạo ra dòng điện, dòng này chính là dòng rò của thiết bị(hiện tượng này trong nhà máy, trong khu công nghiệp xảy ra rất nhiều và gây hậu quả rất lớn).

Dòng điện rò dư thừa này nếu không được triệt tiêu thì nó tác động lên các bo mạch điện tử của thiết bị, những thiết bị nhạy cảm với dòng điện, xung điện làm hỏng bo mạch, dẫn đến thiết bị hư hại, không hoạt động được, tốn chi phí sửa chữa và thay thế mới hoàn toàn. Ngoài ra nhà sản xuất cũng sẽ không bảo hành nếu thiết bị không được lắp theo đúng khuyến cáo là phải có tiếp địa để đảm bảo an toàn.

Ngoài ra, nó còn gây giật cho người sử dụng khi vô tình chạm vào, dòng rò có thể gây chết người, rất nguy hiểm.

Sự cần thiết của hệ thống tiếp địa an toàn cho hệ thống điện và điện nhẹ

Hệ thống tiếp địa
Hệ thống tiếp địa

Cái tên của nó đã nói lên bản chất của hệ thống, giúp cho máy móc, thiết bị và người sử dụng an toàn điện

Khi đọc đến đây thì chúng ta cũng phải thừa nhận sự cần thiết phải lắp đặt hệ thống tiếp địa. Giờ đây, chất lượng cuộc sống càng ngày càng tăng lên, cho nên việc sử dụng hệ thống tiếp địa gần như là thứ bắt buộc phải có trong một công trình dự án, căn hộ, nhà phố, biệt thự.

Lắp đặt hệ thống tiếp địa có khó không? Hết bao nhiêu tiền?

Lắp đặt hệ thống tiếp địa
Lắp đặt hệ thống tiếp địa

Về cơ bản thì lắp đặt hệ thống tiếp địa là không khó, nhưng nó đòi hỏi phải đáp ứng được yêu cầu về điện trở nối đất, nếu không cũng không có hiệu quả an toàn và bảo vệ.

Ngoài ra, đối với các công trình dự án có quy mô lớn và đặc thù thì hệ thống tiếp địa sẽ có những yêu cầu khắt khe hơn, làm cho việc lắp đặt cũng thêm phần khó khăn.

Chi phí một hệ thống tiếp địa rất rẻ nếu so với giá trị mà nó mang lại, hầu hết các công trình hiện nay đều đầu tư hệ thống này, ổ điện cấp nguồn có 3 chấu dần dần thịnh hành là nguyên nhân như vậy, 1 chấu là dây tiếp địa, 2 chấu còn lại cấp nguồn nóng nguội. Riêng đối với hệ thống điện nhẹ, tiếp địa an toàn là điều bắt buộc.

Tiêu chuẩn hệ thống tiếp địa điện và điện nhẹ

Hệ thống tiếp địa đối với nhà và công trình dân dụng thì rất dễ, về cơ bản bãi tiếp địa cũng tương tự bãi tiếp địa của hệ thống chống sét, nhưng yêu cầu cao hơn, đòi hỏi hệ thống tiếp địa điện phải đạt điện trở nối đất dưới 4 Ohm, còn hệ thống tiếp địa điện nhẹ thì đòi hỏi cao hơn nữa, phải dưới 1 Ohm, tiếp địa cho máy móc y tế phải dưới 0.5 Ohm.

Hệ thống tiếp địa cho các hệ thống trong nhà máy, khu công nghiệp thì khác 1 chút, nhưng về cơ bản thì cũng giống với hệ thống tiếp địa cho nhà và công trình. Trong nhà máy thì dòng rò của thiết bị máy móc là rất lớn, ngoài ra nó còn có dao tiếp địa,…Ở đây mình không đi sâu vào chi tiết vì bài viết như vậy sẽ rất dài. Sẽ có 1 bài viết khác chuyên cho hệ thống tiếp địa nhà máy.

Một vài đặc điểm cơ bản của hệ thống tiếp địa

Đấu nối tiếp địa cho thiết bị điện
Đấu nối tiếp địa cho thiết bị điện

Khi mà có bãi tiếp địa rồi thì chỉ cần làm 1 hộp đấu dây tiếp địa, rồi từ đây kéo về đấu nối với hệ tiếp địa trong tủ điện, rồi chia về các vị trí tải tiêu thụ. Cáp điện loại vàng xanh hay thường gọi là dây TE chính xác là dây tiếp địa, để các dòng điện rò theo sợi cáp này thoát xuống đất, bảo đảm an toàn cho thiết bị, không gây giật điện cho người sử dụng. Dây tiếp địa bản chất vẫn là dây điện và có tiết diện được tính toán ước lượng theo dòng điện rò, hoặc có thể lấy bằng hoặc nhỏ hơn tiết diện dây trung tính 1 cấp.